Một trong những vấn đề mà người muốn thành lập doanh nghiệp rất quan tâm đó là: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Có những loại hình doanh nghiệp nào? Cách phân biệt ra sao? Đặc điểm từng loại hình ?

Hiện có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

– Công ty TNHH một thành viên (Công ty TNHH 1TV)

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV trở lên)

– Công ty Cổ phần (CTCP)

– Công ty hợp danh

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau, ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu, tính chất hoạt động kinh doanh và trong từng giai đoạn, khách hàng có thể lựa chọn loại hình phù hợp.

Cùng Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh hiểu thêm về từng loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân

– Chủ sở hữu duy nhất là cá nhân, được gọi là Chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là loại hình mà khả năng huy động vốn cực thấp.

– Là loại hình duy nhất không có tư cách pháp nhân.

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân

– Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các loại hình doanh nghiệp khác.

Công ty TNHH 1TV

– Chủ sở hữu Công ty là một cá nhân hoặc một tổ chức. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Có tư cách pháp nhân

– Không được phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp thực hiện để chuyển đổi lên CTCP. Tuy nhiên, Công ty TNHH 1TV được phát hành trái phiếu.

– Khả năng huy động vốn thấp do chỉ có thể thêm vốn chủ sở hữu. Nếu chuyển nhượng 1 phần vốn góp thì bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Cơ cấu tổ chức quản lý phổ biến: Chủ tịch Công ty, Giám đốc/ Tổng giám đốc.

– Có thể có nhiều hơn 01 người đại diện pháp luật. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2TV trở lên

– Số lượng thành viên từ 2-50 người, thành viên có thể là cá nhân, tổ chức. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

– Có tư cách pháp nhân.

– Không được phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp thực hiện để chuyển đổi lên CTCP.

– Khả năng huy động vốn linh hoạt, do có thể huy động, tiếp nhận vốn của thành viên mới. Các thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình.

– Cơ cấu tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.

Hội đồng thành viên quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.

– Có thể có nhiều hơn 01 người đại diện pháp luật. Chức danh người đại diện pháp luật là Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc hoặc kiêm nhiệm.

Công ty Cổ phần

– Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Cổ phần được chào bán cho các cổ đông.

– Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Có tư cách pháp nhân.

– Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu, các loại chứng khoán khác của công ty. Do đó, khả năng huy động vốn linh động nhất trong các loại hình.

– Cơ cấu quản lý tổ chức: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (tùy trường hợp).

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty

– Có thể có nhiều hơn 01 người đại diện pháp luật. Chức danh người đại diện pháp luật là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc hoặc kiêm nhiệm.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty hợp danh

– Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung.

– Công ty có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

 Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

– Có tư cách pháp nhân.

– Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, các quyết định đều phải được đa số thành viên hợp danh tán thành mới được thông qua.

– Là loại hình duy nhất không được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty, giữ các chức danh quản lý. Trong khi thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, tiến hành công việc nhân danh công ty.

Có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay không?

Như đã phân tích, mỗi loại hình đều có những ưu điểm riêng. Do đó, để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình. Theo Luật doanh nghiệp 2020, có các hình thức chuyển đổi sau:

– Chuyển đổi Công ty TNHH thành CTCP

– Chuyển đổi Công ty CP thành Công ty TNHH 1TV

– Chuyển đổi Công ty CP thành Công ty TNHH 2TV trở lên

– Chuyển đổi DNTN thành CTCP, Công ty TNHH, công ty hợp danh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh

Tùy vào tính chất ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính, nhu cầu mong muốn mà khách hàng lựa chọn loại hình phù hợp. Trên thực tế, Công ty TNHH và công ty cổ phần vẫn là các lựa chọn mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Tại CED hiện đang cung cấp các dịch vụ:

♦ Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh trọn gói

♦ Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Tĩnh

Mọi thông tin, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CED

Địa chỉ: Số 02, tòa nhà CED central, đường Vũ Quang, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Fanpage: Dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp Hà Tĩnh

Tư vấn thành lập công ty tại Hà Tĩnh

Điện thoại: 0915.153.797

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.