Một trong những cân nhắc khi mở Công ty tại Hà Tĩnh là vấn đề góp vốn. Vậy việc góp vốn nên như thế nào? Có những quy định gì về việc góp vốn/cơ cấu vốn? Tìm hiểu cùng CED qua bài viết sau!

Việc góp vốn và cơ cấu vốn thành lập công ty được quy định tại một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:


Quy định về tài sản góp vốn khi mở công ty

Tài sản góp vốn là gì?

Trước hết, “Góp vốn” là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập hoặc góp thêm vốn trong quá trình họat động.

Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ quy định về tài sản góp vốn. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Có thể là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Tuy nhiên, khi thành lập công ty, các cá nhân chủ yếu góp bằng tiền mặt. Một số trường hợp cũng khá phổ biến là góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập công ty

Đối với việc góp vốn không phải trực tiếp là đồng Việt Nam, cần chuyển quyền sở hữu tài sản. Nội dung này được quy định rõ tại điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:

♦ Tài sản đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất:

Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

Tài sản không đăng ký quyền sở hữu

Việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

Hình thức góp vốn tại doanh nghiệp tư nhân

Đây là loại hình do 1 cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó tài sản góp vốn không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn không phải đồng Việt Nam thì bắt buộc phải định giá tài sản 

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam phải được các thành viên Công ty hoặc tổ chức thẩm định định giá. Từ đó, tài sản được quy đổi và thể hiện thành Đồng Việt Nam.

  • Góp vốn khi thành lập doanh nghiệp:

Tài sản góp vốn phải được các thành viên, cổ đông định giá hoặc do tổ chức thẩm định định giá. Kết quả định giá của tổ chức thẩm định phải được trên 50% thành viên công ty chấp thuận.

Tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

  • Góp vốn trong quá trình hoạt động:

Tài sản góp vốn do chủ sở hữu/HĐTV/HĐQT và người góp vốn thỏa thuận định giá. Hoặc do một tổ chức thẩm định định giá và người góp vốn, chủ sở hữu/HĐTV/HĐQT chấp thuận.

Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các bên cùng liên đới góp thêm bằng giá trị chênh lệch tại thời điểm kết thúc định giá. Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Các thành viên, cổ đông là những người đồng hành cùng chủ doanh nghiệp. Vì vậy các bạn cần nhắc thật kỹ thành viên/cổ đông góp vốn thành lập công ty. Nếu có câu hỏi nào cần được tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ với Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ.

CÔNG TY CỔ PHẦN CED

Địa chỉ: Số 02 đường Vũ Quang, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Fanpage: Dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp Hà Tĩnh

Điện thoại: 0915.153.797/0915.321.286

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.