Đặt tên công ty tại Hà Tĩnh như thế nào?

Làm sao để tránh trùng, nhầm lẫn với những doanh nghiệp khác?

Có những cách đặt tên doanh nghiệp như thế nào khi thành lập công ty tại Hà Tĩnh?

Tên công ty góp phần tạo nên giá trị, hình ảnh của doanh nghiệp. Nó giúp khách hàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ và tạo ấn tượng. Với nhiều người, đây còn là yếu tố liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của Công ty. Một cái tên đặc biệt và hấp dẫn không chỉ thể hiện cá tính, truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài.

Tuy vậy, đặt tên công ty như thế nào cho phù hợp là bài toán không hề đơn giản. Việc đặt tên Công ty do đó cũng được chú trọng khi thành lập Công ty tại Hà Tĩnh.

Với bài viết dưới đây, Công ty Cổ phần CED xin chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích về việc đặt tên cho công ty.

Cách đặt tên công ty đúng


Tên công ty gồm hai thành tố “Loại hình công ty” và “tên riêng” cấu thành theo thứ tự sau:

LOẠI HÌNH CÔNG TY + TÊN RIÊNG

Trong đó:

– Loại hình doanh nghiệp là: Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty TNHH. Công ty Cổ phần hoặc Công ty CP. Công ty Hợp danh hoặc Công ty HD. Doanh nghiệp tự nhân hoặc DNTN.

– Tên riêng cần đảm bảo viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Những điều cấm khi đặt tên công ty tại Hà Tĩnh


Việc xét tên trùng hoặc gây nhầm lẫn tên không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà khách hàng dự định đăng ký.

Một số lưu ý khi đặt tên công ty tại Hà Tĩnh

Đơn giản, ngắn gọn: Một cái tên dài có thể gây ấn tượng. Tuy nhiên nhìn chung tên công ty nên ngắn gọn, đơn giản giúp khách hàng dễ đọc, dễ nhớ. Đồng thời tiện cho thiết kế, in ấn bao bì, logo, quảng cáo. Một tên ngắn gọn nên có từ 2-3 âm tiết, ví dụ: Trường Hải, Hà Đô…

Dễ phát âm: Các âm tiết trong tên công ty nên đơn giản, mạnh mẽ và gọn gàng. Điều này giúp khách hàng ở các vùng miền khác nhau đều có thể phát âm một cách dễ dàng. Đồng thời, các âm liên kết với nhau khi đọc lên có giai điệu gây cảm giác dễ chịu.

Ý nghĩa, ngụ ý đẹp: Một cái tên có ý nghĩa khiến người đọc liên tưởng ngay đến những điều tốt lành ví dụ như “Hòa Phát” “Hoa Sen”, “Nhật Minh”, Gia Hưng…

Độc đáo: Mỗi doanh nghiệp nên định hình cho mình một bản sắc riêng, một tên gọi độc đáo thể hiện đặc điểm doanh nghiệp. Tuy nhiên, “độc đáo” vẫn cần đi kèm với các yếu tố đã nêu đó là “đơn giản, ngắn gọn, dễ phát âm”. Ví dụ: Phở Cười

Gợi nhớ: Một số thương hiệu đã thành công cũng một phần nhờ tên gọi tạo sự gợi nhớ đến sản phẩm, lĩnh vực hoạt động. Ví dụ: khi nhắc đến Đất Xanh người ta liên tưởng ngay đến một công ty Bất Động Sản.

8 cách đặt tên riêng công ty phổ biến nhất

Đặt tên công ty theo tên cá nhân: Đây là hình thức phổ biến mà các doanh nghiệp tư nhân thường lựa chọn. Ví dụ: Bảo Châu, Minh Đức…Việc đặt tên này nên dùng trong những lĩnh vực mà quan hệ danh tiếng cá nhân là quan trọng như Luật sư, Nha sỹ…

Đặt tên theo địa danh: Cách đặt này nhằm nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có lợi thế phục vụ trong thị trường nhỏ. Ví dụ: Huy Hoàng Hồng Lĩnh, KC Hà Tĩnh, Chè Thái Nguyên, Bia Hà Nội… Tuy nhiên, doanh nghiệp khi phát triển thị trường có thể gặp một số hạn chế liên quan đến tên công ty.

Đặt tên công ty bằng các từ viết tắt: Đây là một hình thức mới, nhưng được ưa chuộng tại Việt Nam. Ưu điểm của hình thức này là đảm bảo tính đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc và độc đáo.

Ví dụ: CED – viết tắt của cụm từ Connectivity and Enterprise Development. Tên này có nghĩa là “Kết nối và phát triển doanh nghiệp”.
ACB – Ngân hàng Á Châu (Á Châu Bank).

Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh: Thường thì sau cụm từ gợi nhắc đến ngành kinh doanh sẽ là tên riêng của Công ty. Ví dụ: Công ty mía đường Thành Công, Công ty Dệt may Hòa Thọ…

Đây là cách đơn giản nhất, ít trùng lặp nhất mà khách hàng lại dễ nhớ, dễ nhận biết thông tin cho khách hàng.

Đặt tên công ty bằng cách ghép từ: Hình thức này rất được ưa chuộng bởi nó thể hiện được các thành tố mong muốn của chủ doanh nghiệp, lại đảm bảo tính ngắn gọn độc đáo. Ví dụ: Tâm Minh Trí, Thanh Thành Đạt hay Hatico – là tên ghép từ cụm từ “Hạnh phúc”, “Tiền bạc”, “Công việc”…

Sử dụng các tính từ mô tả: Thường phản ánh những mong muốn, triết lý, sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Ví dụ: Đồng Tâm, Hưng Thịnh, Trung Tín, Hiệp Phát…

Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc: Truyền Thông Sao Kim, Tập đoàn Hoa Sen, thời trang Sala…

Đặt tên công ty theo ngoại ngữ: Xu hướng này đang được ưa thích, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ, ví dụ: Masan, Vincom… Việc đặt tên theo ngoại ngữ thường kết hợp với viết tắt tạo thành một nét độc đáo.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư IDI. IDI là tên viết tắt của cụm từ Industrial Development and Investment..

Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc đặt tên công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để kiểm tra liệu tên công ty mình lựa chọn đã phù hợp hay chưa, có thể đăng ký không? Đừng ngần ngại liên hệ CED

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CED

Địa chỉ: Số 02 đường Vũ Quang, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Fanpage: Dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp Hà Tĩnh

Điện thoại: 0915.153.797/0915.321.286

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.