Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn và sự quan tâm sát sao của chính quyền, kinh tế nông nghiệp của tỉnh những năm qua đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp và gặt hái được nhiều thành công. Có được những kết quả khả quan đó phải kể việc thành lập và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.

Mô hình nhà lưới trồng dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới xanh của HTX Rau củ quả và dịch vụ tổng hợp Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh)

Hợp tác xã nông nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội

Với tập quán canh tác làm nông và trồng các sản phẩm nông nghiệp thì thành lập HTX có lẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho các hộ dân. Hình thức này không hạn chế số lượng thành viên tham gia, các thành viên tuân thủ các quy định, điều lệ họat động của HTX, thực hiện các nhiệm vụ được giao và đóng góp vào sự vững mạnh của HTX.

Mô hình trồng ớt chuông trong nhà lưới tại Lộc Hà

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đây vẫn là mô hình giữ vai trò to lớn trong xã hội. Các HTX hoạt động tốt sẽ góp phần vào việc ổn định trật tư, an ninh chính trị, xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt cộng đồng. Tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cùng một tập thể cũng được duy trì và phát huy.

HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế như mọi tổ chức kinh tế khác, tham gia vào các họat động kinh tế và đem lại các lợi ích cho từng cá nhân, tập thể, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế tại địa phương.

Phát triển kinh tế nông nghiệp với mô hình Hợp tác xã tại Hà Tĩnh

Hà Tĩnh hiện có 3.156 tổ hợp tác, 3 liên hiệp HTX và 1.037 HTX, vốn điều lệ bình quân 2.398 triệu đồng/HTX; doanh thu bình quân1.308 triệu đồng/HTX; lợi nhuận bình quân đạt 209 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên là 4 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2021, toàn tỉnh thành lập mới 70 HTX. HTX thành lập mới xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nên hoạt động hiệu quả, thực chất hơn. Nhiều mô hình HTX kiểu mới điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi. Trong năm, có 72 sản phẩm OCOP cấp tỉnh là sản phẩm của HTX, tổ hợp tác.

Riêng năm 2020, có 39 sản phẩm của 35 HTX, tổ hợp tác được công nhận sản phẩm OCOP (chiếm 44,8% sản phẩm OCOP của tỉnh). Nhiều HTX, tổ hợp tác đã thực hiện tốt việc bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, thúc đẩy chuỗi sản xuất khép kín. Để mối liên kết này bền vững, các HTX, tổ hợp tác cần tiếp tục có các giải pháp phát triển thị trường, đầu tư hạ tầng hiện đại, mở rộng quy mô; người nông dân phải nâng cao trách nhiệm trong quá trình sản xuất, tuân thủ kỹ thuật để có nguồn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Hà Tĩnh luôn quan tâm sát sao đến họat động phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025.  Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Cùng với đó, các huyện thị xã cũng đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các mô hình phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất.

Trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay, vị trí và vai trò của kinh tế hợp tác xã nông nghiệp lại càng được đặt ra một cách quan trọng hơn bao giờ hết. Cấp thiết đổi mới phương thức họat động để thích nghi với môi trường tình hình mới, môi trường mới là một trong những nội dung quan trọng cần được các HTX tại Hà Tĩnh triển khai thực hiện./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.